Tuyển dụng cao cấp vốn dĩ nhiều rủi ro hơn so với tuyển dụng thông thường, bởi các ứng viên cần biết cách giải quyết những vấn đề quan trọng, thể hiện khả năng lãnh đạo trong công ty. Và không phải ai cũng vượt qua những thử thách này.
Theo thống kê của các chuyên gia tuyển dụng, gần 40% CEO thất bại ở vai trò của họ trong vòng 18 tháng đầu tiên kể từ lúc nhận việc. Điều này cho thấy mức độ rủi ro khi tuyển dụng nhân sự cao cấp là rất lớn, và chỉ có thể kiểm soát khi ứng viên định vị đúng năng lực bản thân trên thang đo sự nghiệp, cũng như doanh nghiệp có chiến lược "săn đầu người" đúng đắn.
Với doanh nghiệp, việc tuyển dụng ứng viên dễ khiến doanh nghiệp "sập bẫy" ngay từ bước đầu tiên của quy trình tuyển dụng. Không phải doanh nghiệp nào cũng có khả năng xử lý cùng lúc khối lượng thông tin rất lớn từ năng lực ứng viên đến yêu cầu công việc để đưa ra lựa chọn sáng suốt nhất.
Theo chuyên gia nhận định: "Kịch bản thường gặp là bộ phận nhân sự chỉ thay đổi vài dòng trong bảng mô tả công việc thông thường, không thay đổi nhiều khi tuyển nhân sự cấp cao. Còn lãnh đạo quá bận rộn để có thể đầu tư nhiều thời gian hơn một buổi phỏng vấn nhằm tìm hiểu ứng viên một cách tường tận. Trong khi đó, để nhận diện đúng và đủ lõi giá trị của một nhân sự trong 'bể người tài', cần có sự quan sát chuyên sâu, lâu dài về chặng đường phát triển của họ, cũng như có sự đối chiếu, thẩm định bằng cơ sở dữ liệu đủ lớn. Chỉ khi qua vài tháng làm việc mới có thể đánh giá phần nào, không thể nhìn rõ ngay trong buổi phỏng vấn".
Chính vì thế, ở cong ty cung cap nhan su, do có nhiều kinh nghiệm nên ngay từ đầu quy trình tuyển dụng của họ cũng phải thực hiện qua nhiều bước sàng lọc khác nhau cũng như có những phương án dự phòng trước đó.
Mỗi chuyên viên tư vấn chỉ tập trung theo dõi ứng viên ở một ngành nghề, và việc chọn lọc hồ sơ từ mạng lưới dữ liệu hơn 100.000 ứng viên cấp trung trở lên. Điều này cần có những kỹ năng chuyên môn, mà không phải HR công ty nào cũng biết.
"Thực tế, công việc của đơn vị cung cấp nhân sự chỉ đóng vai trò như cánh cung. Điểm cốt yếu để mũi tên tuyển dụng lao trúng đích nằm ở tầm nhìn, khả năng ‘khoá’ mục tiêu của lãnh đạo doanh nghiệp. Khách hàng phác thảo bức chân dung ứng viên càng rõ ràng, xác định nhu cầu doanh nghiệp càng cụ thể, tỉ lệ tìm đúng mảnh ghép phù hợp càng lớn", chuyên gia tuyển dụng chia sẻ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét