Theo headhunter vietnam, ứng viên có khả năng làm quản lý cấp cao ngoài chuyên môn thì họ cũng cần phải có các tố chất lãnh đạo cũng như nhiều kỹ năng quan trọng khác. Vậy đó là gì?
Lắng nghe và thấu hiểu
Kỹ năng lắng nghe rất quan trọng để trở thành nhà quản lý giỏi. Việc tôn trọng, lắng nghe ý kiến của mọi người, đặc biệt là nhân viên cấp dưới sẽ giúp cho nhà lãnh đạo có được các sáng kiến, ý tưởng mới lạ, đem lại hiệu quả cho công việc chung.
Thích nghi với sự thay đổi
Khi tiến hành tuyển dụng cao cấp công ty cần một người giỏi thích nghi với sự thay đổi. Người quản lý cấp cao cần nhìn ra được sự thay đổi, tình huống bất ngờ từ công ty, khách hàng và cả các đối thủ cạnh tranh. Thành công chỉ có thể đến nếu nhân viên và các tổ chức biết nắm bắt các ý tưởng mới, các cơ hội và cách thức kinh doanh mới. Trong thời buổi kinh tế cạnh tranh với cơ hội hoặc rủi ro bất ngờ, điều các nhà quản lý cần là sự nhạy bén nắm bắt thời cuộc, ra quyết định thông minh và sẵn sàng chấp nhận thất bại.
Có mục tiêu và kế hoạch cụ thể
Những nhà quản lý giỏi biết cách vạch ra mục tiêu chung, kế hoạch cụ thể và hỗ trợ các nguồn lực cần thiết để nhân viên thực hiện các công việc nhằm đạt được các mục tiêu đã được thống nhất. Theo chuyên viên tư vấn tuyển dụng cấp cao (headhunter company in vietnam), xây dựng mục tiêu ban đầu giúp cho người quản lý đưa ra các chương trình thực hiện hợp lý và định hướng tư duy, ý tưởng nhằm đưa bản kế hoạch giấy vào thực tế. Đây được coi là một trong những kỹ năng quan trọng khi đòi hỏi nhà quản lý phải thường xuyên trau dồi và nỗ lực hết mình.
Ra quyết định
Một người quản lý giỏi phải biết ra quyết định trong những thời điểm quan trọng. Là người đứng đầu các cơ quan, bộ phận, bạn phải luôn sẵn sàng để đưa ra những quyết định khó khăn trong điều kiện áp lực về thời gian và từ cấp trên. Điều này đòi hỏi nhà quản lý phải có kiến thức chuyên môn, dự đoán thị trường và nắm bắt nhu cầu của khách hàng.
Biết chia công việc hợp lý
Theo chuyên gia nhân sự (vietnam human resources) đòi hỏi ứng viên phải biết cách phân chia công việc. Người quản lý chỉ thụ động trước công việc của họ thì công việc của cả nhóm sẽ trở nên lộn xộn, chồng chéo. Là người đứng đầu, bạn phải biết đâu là thế mạnh, đâu là điểm yếu của cấp dưới để từ đó có kế hoạch phân chia công việc hợp lý. Điều này đòi hỏi bạn phải đầu tư công sức để thấu hiểu nhân viên cấp dưới cũng như dành thời gian để huấn luyện và hướng dẫn họ nếu cần.
Khen thưởng nhân viên hiệu quả
Thành tích, kết quả công việc của nhà quản lý được xây dựng trên chính thành quả công việc của nhân viên. Vì vậy, một nhà lãnh đạo tài giỏi là người biết cách hỗ trợ và khích lệ nhân viên mình. Hãy khen thưởng nhân viên khi họ hoàn thành tốt/ xuất sắc công việc. Khi họ cảm thấy công sức, nỗ lực của mình được trân trọng và ghi nhận thì sẽ có động lực để cố gắng hết mình cho công việc chung hơn nữa. Nhà quản lý có thể khen ngợi trực tiếp trước tập thể, tặng quà hoặc trao đặc quyền hợp lý để giúp nhân viên có được sự động viên, khích lệ kịp thời từ công ty.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét