Thứ Ba, 21 tháng 6, 2022

Phân biệt chức danh và chức vụ trong tuyển dụng cao cấp

Chức vụ và chức danh là gì? Làm thế nào để phân biệt khái niệm này trong tuyển dụng cao cấp? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Phân biệt chức danh và chức vụ

Chức danh nghề nghiệp là chức danh, chỉ khác biệt ở mục đích sử dụng cụ thể. Bởi mỗi chức danh gắn với chuyên môn và kỹ năng, nên đây sẽ là nguồn thông tin để tổ chức đánh giá tuyển dụng cấp cao và phân bổ công việc phù hợp. Làm rõ nội dung công việc và chức danh của người lao động, giúp cho người quản lý sắp đặt đúng người đúng việc để hoàn thành công việc hiệu quả. 

Chức danh là thước đo của ứng viên trong quá trình làm việc. Chức danh trong tuyển dụng nhân sự cao cấp tức là thể hiện mức độ kinh nghiệm, khả năng làm việc cũng như bề dày chuyên môn của người lao động. Nỗ lực để làm tốt hơn với chức danh nghề nghiệp của mình, nhiều người lao động đang chứng minh năng lực của mình và nhận được tin tưởng của sếp, đồng nghiệp và sự tin yêu của khách hàng. 

Trong bộ máy nhân sự của mỗi công ty, doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức đều có những vị trí công việc đòi hỏi những chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp. Chức danh sẽ giúp doanh nghiệp, tổ chức có được thông tin về khả năng của người lao động để đánh giá, phân bổ nhân sự, tuyển dụng phù hợp về bộ phận, phòng ban, vị trí, cấp bậc. 

Chức vụ là gì? Theo chuyên gia tuyển dụng cấp cao, chức vụ chính là vị trí, địa vị của một cá nhân nắm giữ việc quản lý, lãnh đạo trong một tổ chức xã hội, tổ chức chính trị,…  Không hướng đến việc thể hiện chuyên môn và kỹ năng như chức danh, chức vụ được dùng để phân cấp bậc, vai trò trong công việc của người lao động. Để được nắm giữ một chức vụ, thì cá nhân phải trải qua quá trình tuyển dụng, phân bổ và nhận được sự công nhận của tổ chức, cơ quan nào đó.  Những ví dụ về chức vụ như trưởng phòng, phó giám đốc, giám đốc, chủ tịch xã, trưởng công an xã… 

Để giúp bạn đọc có cái nhìn trực quan về chức danh và chức vụ, sau đây ta sẽ xét đến ví dụ cụ thể.  Trong trường học, có các vị trí giáo viên, kế toán viên, nhân viên y tế, hiệu trưởng, hiệu phó, tổng phụ trách,… Dựa trên các tiêu chí phân biệt được đưa ra ở phần trên đây, ta dễ dàng nhận thấy: Chức danh bao gồm giáo viên, kế toán viên, nhân viên y tế; bởi những nhân viên này đảm nhận những công việc đúng theo chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp. Giáo viên giảng dạy học sinh, nhân viên y tế chăm sóc sức khỏe cho giáo viên và học sinh, kế toán viên làm công việc sổ sách thu chi của nhà trường. Hiệu trưởng, hiệu phó, tổng phụ trách là những chức vụ của nhà trường, chịu trách nhiệm lãnh đạo, quản lý được công nhận ở một tổ chức.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Công ty cung ứng nhân sự: Vì sao nên thuê ngoài?

Có nhiều ưu điểm khi làm việc với công ty cung ứng nhân sự , trong đó doanh nghiệp sẽ có nhiều lợi ích về chi phí cũng như thời gian. Dưới đ...